Hướng dẫn cách vệ sinh máy làm kem tươi đúng và hiệu quả

Cách vệ sinh máy làm kem tươi

Máy làm kem tươi là thiết bị không thể thiếu tại các cửa hàng kinh doanh kem hoặc trong gia đình yêu thích món tráng miệng này. Tuy nhiên, nếu không được vệ sinh đúng cách, máy có thể bị hư hỏng và gây ảnh hưởng đến chất lượng kem. Dưới đây là cách vệ sinh máy làm kem tươi một cách an toàn, hiệu quả, giúp máy luôn sạch sẽ và bền bỉ.

Cách vệ sinh máy làm kem tươi có bao nhiêu bước? 

Dưới đây là cách vệ sinh máy làm kem tươi chỉ với 5 bước:

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Hãy chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ sau: khăn mềm; nước rửa chén (dung dịch tẩy rửa); bàn chải nhỏ; nước ấm và dung dịch khử trùng; găng tay bảo hộ. Bạn nên mua các loại sản phẩm chuyên dụng cho máy làm kem tươi để làm sạch bụi bẩn dễ dàng mà không gây hư hại thiết bị. 

Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi bắt đầu vệ sinh máy làm kem tươi
Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ trước khi bắt đầu vệ sinh máy làm kem tươi

Bước 2: Ngắt điện máy làm kem và tháo rời các bộ phận

Bạn phải ngắt toàn bộ nguồn điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình vệ sinh. Mặc dù vậy, đừng nên vệ sinh ngay vì lúc này dòng điện vẫn có thể lưu lại hệ thống và gây nguy hiểm. Hãy đợi vài phút cho máy nguội hẳn trước khi tháo rời các bộ phận như cối xay, lưỡi khuấy, hoặc nắp. 

Tháo rời các bộ phận cho bước làm sạch 
Tháo rời các bộ phận cho bước làm sạch 

Bước 3: Rửa và khử trùng các bộ phận đã tháo rời

Đặt các bộ phận vào nước ấm pha với nước rửa chén, hoặc là dung dịch tẩy rửa để làm mềm cặn bẩn. Tiếp theo, sử dụng bàn chải nhỏ để làm sạch kẽ hẹp, nơi mà các loại nguyên liệu, trái cây tươi dễ bị bám lại. Cuối cùng là xả sạch dưới vòi nước và ngâm dung dịch khử trùng để tiêu diệt vi khuẩn nhé!  

Tẩy rửa và khử trùng các bộ phận của máy làm kem
Sử dụng các dung dịch tẩy rửa – Cách vệ sinh máy làm kem tươi hiệu quả

Bước 4: Vệ sinh bên trong máy 

Trong lúc đợi các bộ phận khác khô để lắp ráp vào máy làm kem chất lượng cao nhúng khăn vào dung dịch vệ sinh và lau sạch bên trong thiết bị, đặc biệt là các vị trí tiếp xúc trực tiếp với nguyên liệu. Một số vị trí có dây điện hay chi tiết điện tử quan trọng, hãy hạn chế xử lý để tránh rò rỉ điện và gây mất an toàn. 

Lau sạch phần thân máy bên trong thiết bị 
Cách vệ sinh máy làm kem tươi, cụ thể là phần thân máy

Bước 5: Lắp lại các chi tiết của máy làm kem và khởi động lại 

Bạn chỉ được phép lắp lại các bộ phận khi đã khô ráo hoàn toàn để tránh ẩm mốc. Hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để lắp đặt các chi tiết đúng cách và đúng vị trí. Sau khi hoàn tất, cắm điện và chạy thử máy để đảm bảo mọi thứ vận hành trơn tru. 

Hoàn thành lắp đặt lại các bộ phận và khởi động máy làm kem 
Hoàn thành lắp đặt lại các bộ phận và khởi động máy làm kem 

Cách vệ sinh lưỡi khuấy, bát làm lạnh và thân máy đúng cách

Bát làm lạnh, lưỡi khuấy, và thân máy là 3 bộ phận quan trọng nhất, ảnh hưởng đến hiệu năng và tuổi thọ của sản phẩm. Vì vậy, không chỉ hiểu rõ cách vệ sinh máy làm kem tươi gồm bao nhiêu bước mà bạn cần hiểu rõ được thao tác để làm sạch từng bộ phận. Cụ thể như sau: 

Cách vệ sinh máy làm kem tươi: Bát làm lạnh

Bát làm lạnh có tác dụng duy trì nhiệt độ thấp giúp kem đạt được độ mịn và dẻo như ý. Sử dụng nước ấm pha với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm sạch cả mặt trong và ngoài của bát. Cuối cùng là dùng khăn mềm để lau khô trước khi lắp lại để nước không đọng lại trong bát. 

Lưỡi khuấy

Lưỡi khuấy là bộ phận được sử dụng để trộn đều nguyên liệu, giúp tạo ra món kem mềm mịn, thơm ngon. Cách vệ sinh máy làm kem tươi bộ phận này rất đơn giản. Trước tiên, nhúng bàn chải nhỏ vào một ít nước ấm với dung dịch rửa chén. Hãy chà nhẹ nhàng để loại bỏ các cặn kem bám vào và tuyệt đối không dùng vật dụng quá sắc để tác động lên mặt lưỡi.  

Lưỡi khuấy của máy làm kem tươi hoạt động liên tục để trộn nguyên liệu
Lưỡi khuấy của máy làm kem tươi hoạt động liên tục để trộn nguyên liệu

Thân máy – Cách vệ sinh máy làm kem tươi hiệu quả

Thân máy làm kem tươi kinh doanh nhỏ là nơi chứa động cơ và các linh kiện điện tử quan trọng. Bạn chỉ nên lau sạch bề mặt bằng khăn mềm và dung dịch vệ sinh, tránh để nước hoặc hóa chất tiếp xúc trực tiếp với các linh kiện bên trong. Kiểm tra kỹ các khe hở và khu vực xung quanh nút điều khiển để đảm bảo không còn bụi bẩn.

Cách kiểm tra và thay thế các bộ phận hao mòn

cách vệ sinh máy làm kem tươi của bạn có đúng và kỹ lưỡng như thế nào thì việc các linh kiện máy bị hao mòn là vấn đề không thể tránh khỏi. Vậy đâu là các bộ phận đáng quan tâm nhất?  

Ron cao su

Ron cao su đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn rò rỉ và giữ cho máy hoạt động hiệu quả. Qua thời gian, ron cao su có thể bị nứt hoặc mòn. Hãy kiểm tra định kỳ và thay thế khi thấy dấu hiệu hư hỏng. Sử dụng loại ron cao su chính hãng để đảm bảo độ bền và khả năng khít.

Ron cao su là bộ phận dễ bị ăn mòn nhất trong máy làm kem tươi
Ron cao su là bộ phận dễ bị ăn mòn nhất trong máy làm kem tươi

Lưỡi khuấy

Lưỡi khuấy bị mòn hoặc biến dạng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kem. Bạn nên kiểm tra thường xuyên bằng cách quan sát và cảm nhận bề mặt lưỡi. Nếu thấy lưỡi không còn sắc bén hoặc có vết nứt, hãy thay mới linh kiện để máy hoạt động hiệu quả hơn.

Dây curoa 

Đối với nhiều người, dây curoa là khái niệm khá mới và có phần kỹ thuật. Một cách dễ hiểu, dây curoa được sử dụng để tăng động lực và hiệu suất cho máy làm kem. Khi dây bị lỏng hoặc mòn, công suất của máy sẽ giảm, ảnh hưởng đến chất lượng kem và tuổi thọ của máy. 

Van xả kem 

Van xả kem bị rò rỉ hoặc tắc nghẽn có thể làm giảm trải nghiệm sử dụng máy. Kem tươi có thể tự động tràn ra ngoài, gây khó khăn cho quá trình sử dụng và vệ sinh máy. Kiểm tra van định kỳ, vệ sinh sạch sẽ và thay mới nếu cần để đảm bảo kem được phân phối đều và mượt mà.

Thay thế van xả kem nếu cần để hạn chế tình trạng kem bị tràn ra ngoài
Thay thế van xả kem nếu cần để hạn chế tình trạng kem bị tràn ra ngoài

Những lưu ý khi bảo quản máy để đảm bảo tuổi thọ

  • Vệ sinh sau mỗi lần sử dụng: Sau mỗi lần làm kem, hãy vệ sinh máy sạch sẽ, đặc biệt là các bộ phận như lưỡi khuấy, bát làm lạnh và thân máy. Điều này giúp tránh tình trạng cặn kem tích tụ, gây ảnh hưởng đến hiệu suất và độ bền của máy.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát: Đặt máy làm kem ở nơi khô ráo, thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ cao và độ ẩm có thể làm hư hại các bộ phận của máy, đặc biệt là các bộ phận điện tử.
  • Lưu trữ đúng cách: Khi không sử dụng máy trong thời gian dài, hãy tháo rời các bộ phận có thể tháo ra và bảo quản chúng ở nơi khô ráo, tránh để máy bị va đập hoặc chịu lực.
  • Kiểm tra định kỳ: Thực hiện kiểm tra định kỳ các bộ phận của máy để phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời.

Bên cạnh học cách vệ sinh máy làm kem tươi, chọn mua sản phẩm từ các thương hiệu uy tín như KDP Machinery, có thể mang đến trải nghiệm tốt về chất lượng cũng như độ bền. Đội ngũ nhân viên của hãng luôn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn cách sử dụng, và hỗ trợ lắp đặt thiết bị phù hợp với nhu cầu Quý khách hàng. 

Đọc thêm: Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy làm kem

Xem thêm cách vệ sinh máy làm kem cứng kinh doanh